Luật bóng đá là “kim chỉ nam” trong thể thức thi đấu mà tất cả cầu thủ, đội tuyển, CLB phải tuân thủ tốt. Vậy quy định sân 11, sân 7 và sân 5 người có gì khác biệt? Để hiểu rõ quy định mới nhất về vấn đề này các bạn hãy cập nhật thông tin sau đây.
Luật bóng đá về kích thước sân
Mỗi loại sân thi đấu sẽ có những quy định khác nhau về kích thước sân. Tiêu chuẩn này được đưa ra nhằm đảm bảo tính hiệu quả của trận đấu cũng như sự khách quan, công bằng về luật chơi. Theo đó quy định về kích thước sân bãi FIFA đang áp dụng như sau:
Đối với sân thi đấu 5 người
Sân bóng đá 5 người có hình chữ nhật với kích thước quy chuẩn gồm:
- Sân bóng có chiều dài tối đa là 42m và tối thiểu đạt 25m.
- Chiều rộng tối đa đạt 25m và tối thiểu bằng 15m.
Luật bóng đá kích thước sân 7
Sân bóng đá 7 người cũng có dạng hình chữ nhật nhưng có kích thước lớn hơn. Cụ thể thông số dài – rộng như sau:
- Chiều dài tối thiểu từ 45m, tối đa là 65m.
- Chiều rộng từ 25m – 45m.
Kích thước sân 11 người
Sân 11 người là loại sân có kích thước lớn nhất thông số như sau:
- Chiều dài tối thiểu là 100m, tối đa là 110m, tiêu chuẩn là 105m.
- Chiều rộng tối thiểu 64m, tối đa là 75m. Kích thước tiêu chuẩn là 68m.
Luật bóng đá về trang phục của các cầu thủ
Trang phục thi đấu bóng đá theo quy định gồm áo dài hoặc ngắn tay, quần đùi, giày và tất dài. Cầu thủ có thể sử dụng thêm băng quấn gối để giảm chấn thương khi tiếp xúc với sân hoặc bóng. Riêng thủ môn sẽ được sử dụng thêm găng tay bắt bóng.
Mỗi đội bóng sẽ có 2 loại trang phục khác nhau. 10 cầu thủ thi đấu trên sân sẽ mặc trang phục đồng màu, quần áo của thủ môn sẽ có màu khác để phân biệt. Bên cạnh việc đảm bảo luật bóng đá theo quy định màu sắc trang phục còn là biểu tượng tôn vinh nền văn hóa của một quốc gia, một CLB.
Luật đá phạt trong thể thao vua
Trong luật bóng đá có 2 hình thức đá phạt là đá trực tiếp và gián tiếp. Quy định của FIFA về vấn đề này như sau:
Đá phạt trực tiếp sân 5,7, 11 người
Đá phạt trực tiếp được xem là một cách để khởi động lại trận đấu. Vị trí đá phạt là nơi bị cầu thủ đối phương phạm lỗi. Các cầu thủ của đội bị đá phạt phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu là 9,15m.
Nếu quả đá phạt đó vào lưới đối phương thì vẫn được công nhận bàn thắng hợp lệ như bình thường. Nếu quả bóng đó được chuyển sang một cầu thủ khác rồi mới tạo được bàn thắng thì không được tính là hợp lệ.
Quy định phạt đền trong luật bóng đá
Đá phạt đền (hay đá phạt penalty) chính là mối nguy hiểm cho khung thành đối phương vì khả năng vào lưới rất cao. Quả đá phạt này sẽ được trọng tài ấn định khi cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm địa của sân đối thủ.
Phạt đền trong bóng đá được thực hiện theo kiểu 1:1 tức là 1 cầu thủ và 1 thủ môn. Cầu thủ thực hiện quả đá phạt sẽ đứng cách cầu môn 11m nếu sút vào lưới đối phương được công nhận theo quy định.
Hình thức đá phạt góc trực tiếp
Trọng tài sẽ đưa ra quyết định đá phạt góc khi cầu thủ vừa đá phạt góc cố tình chơi bóng bằng tay khi quả bóng đó chưa chạm vào cầu thủ khác. Quả phạt góc này được thực hiện trực tiếp tại góc mà cầu thủ phạm lỗi. Nếu vị trí phạm lỗi nằm trong khu vực phạt đền thì đội đối thủ đương nhiên được hưởng 1 quả đá phạt đền.
Luật bóng đá về hình thức phạt gián tiếp
Phạt gián tiếp là khi cầu thủ mắc lỗi với đối phương. Vị trí đá phạt có thể là nơi bị phạm lỗi hoặc vị trí quả bóng ở trên sân khi trọng tài thổi còi tạm dừng trận đấu. Nếu trước khi bóng đi vào cầu môn đã chạm ít nhất 1 lần vào cầu thủ khác sẽ được tính là bàn thắng hợp lệ. Ngược lại nếu bóng đi trực tiếp vào lưới thì không được công nhận.
Một số quy định trong luật bóng đá về thẻ phạt
Thẻ phạt trong bóng đá có 2 loại là thẻ vàng và thẻ đỏ. Bản chất về hình phạt của các loại thẻ này như sau:
Hình phạt thẻ vàng
Thẻ vàng là lời cảnh cáo của trọng tài đối với cầu thủ phạm lỗi. Cầu thủ bị nhận 2 thẻ vàng trong cùng 1 trận đấu sẽ có mức phạt tương đương với 1 thẻ đỏ. Khi đó cầu thủ phạm lỗi sẽ phải rời sân ngay lập tức.
Án phạt thẻ đỏ
Thẻ đỏ là án phạt nặng nhất của một cầu thủ bóng đá trên sân. Chỉ cần nhận 1 thẻ này cầu thủ sẽ phải ra khỏi sân đấu ngay lập tức. Đây là mức vi phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc cầu thủ đó có hành vi phạm lỗi tái diễn liên tục trong một trận đấu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về luật bóng đá theo quy định hiện hành. Ngoài ra còn có nhiều vấn đề khác liên quan khác như: Luật đường biên, tổ trọng tài, quy định thay người, luật đá bù giờ, đá hiệp phụ,…. Mọi người hãy theo dõi trang web keonhacai.supply để cập nhật chi tiết thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!